Quy trình bảo dưỡng bộ phận máy nén và thiết bị ngưng tụ Chiller

  08/04/2019

  FORNAX VN

Hệ thống chiller muốn hoạt động tốt và bền thì cần có một quy trình bảo dưỡng bảo trì định kỳ. Hệ thống Chiller thường gồm máy nén, dàn ngưng, tháp giải nhiệt, bơm, quạt,…Vậy quy trình bảo dưỡng hệ thống chiller như thế nào? Cùng FORNAXVN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hệ thống Chiller hoạt động ổn định là sự kết hợp tuần tự của nhiều thiết bị cùng chạy trong hệ thống. Vì vậy, quy trình bảo trì hay bảo dưỡng hệ thống chiller sẽ bảo dưỡng từng bộ phận hoạt động trong hệ thống này.

Lưu ý: Để đảm bảo, hãy tắt hết nguồn điện cấp vào chiller trước khi có ý định bảo dưỡng hệ thống.

 

BẢO DƯỠNG BỘ PHẬN MÁY NÉN

Để hệ thống có thể hoạt động tốt và bền, hiệu suất làm việc luôn được tốt nhất thì việc bảo dưỡng bộ phận máy nén rất quan trọng, nhất là đối với những máy có công suất lớn. Thông thường, máy lạnh dễ bị xảy ra sự cố trong 3 thời kỳ sau: thời kỳ ban đầu khi chạy thử, thời kỳ đã xảy ra các hao mòn chi tiết máy. Nên:

Sau 6.000 giờ nên đại tu máy 1 lần, kể cả chạy ít thì một năm nên bảo dưỡng 01 lần.

Nếu máy dùng lâu ngày, nên kiểm tra trước khi tiến hành chạy lại.

Nên thay dầu 1 năm/lần nếu máy nén chạy 8 giờ/ngày, đối với máy nén chạy 24h/ngày thì 6 tháng nên thay 1 lần. Dầu thì chọn theo yêu cầu tư nhà sản xuất (dựa theo loại máy nén, loại gas lạnh,…).

 

 

Công đoạn kiểm tra và đại tu gồm các công việc dưới đây:

Kiểm tra về độ kín và tình trạng hiện tại của các van xả van hút máy nén.

Kiểm tra bên trong của máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy xem có hư hao gì không,có bị hoen rỉ, nên lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu tiếp theo cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ các bộ phận của máy.

Kiểm tra lượng dầu bên trong cacte qua bộ phận cửa quan sát dầu. Nếu phát hiện có bột kim loại màu vàng, hay cặn bẩn thì cần phải kiểm tra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân như do bẩn trên đường hút, hay do mài mòn các chi tiết máy.

Kiểm tra lại mức độ mài mòn của các thiết bị lạnh như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền, vv.. so với kích thước tiêu chuẩn ban đầu. Mỗi một chi tiết có yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi mà độ mòn đo được vượt quá mức cho phép thì cần phải thay thế cái mới.

Thử tác động từ các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.

Lau chùi và vệ sinh bộ lọc hút của máy nén. Cần phải kiểm tra và vệ sinh bộ lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh trong máy nén.

 

BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ NGƯNG TỤ:

Thiết bị ngưng tụ hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của toàn bộ hệ thống Chiller, vì vậy nên vệ sinh thiết bị ngưng tụ 3 tháng/lần.

Công việc cụ thể gồm:

Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị.

Xả phần dầu còn tích tụ bên trong thiết bị.

Bảo dưỡng và cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt

Xả khí không ngưng ở thiết bị.

Vệ sinh phần bể nước, xả cặn.

Kiểm tra và thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)

Sơn và sửa bên ngoài

Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan trực tiếp đến hiệu suất của thiết bị ngưng tụ

 

 

Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh FORNAX Việt Nam chuyên lắp đặt kho lạnh, bảo trì kho lạnh, sửa chữa kho lạnh, Bảo trì hệ thống chiller, bảo trì máy lạnh công nghiệp, sửa kho lạnh, sửa chữa điều hòa, sửa chữa các dòng máy sấy khi công nghiệp, các dòng máy sấy khí có công suất khác nhau,

Đến với FORNAX Việt Nam, Quý khách hàng luôn hài lòng về sự phục vụ trong công việc của các kỹ thuật viên và được bảo hành các phần việc mà FORNAX Việt Nam đã làm.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH FORNAX VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 73B/173 Hoàng Hoa Thám , Ba Đình, Hà Nội

Tel: (024).3563.5555 - 0917.888.986 

Hotline: 0969.997.262

Email: info@fornaxvn.com

Website: www.fornaxvn.com

Đóng góp ý kiến